Điện thoại dính nước là tình huống không may xảy ra, điều này gây ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị. Nếu mức độ nặng bạn phải nhờ sự can thiệp của cơ sở sữa chữa uy tín, còn với mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp xử lí kịp thời. Cần tránh quá nôn nóng mà cố gắng khởi động lại hay lắc mạnh thiết bị,…điều này sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Như vậy để biết trình tự và một số lưu ý cần thiết khi xử lí tình huống trên, hãy đọc bài viết sau của chúng tôi.
Mục Lục
Lập tức lấy điện thoại ra khỏi nước
Đầu tiên bạn cần bình tĩnh lấy điện thoại ra khỏi nước và để ở nơi khô ráo không được thao tác bất kỳ đến phím nào, tránh hiện tượng đoản mạch. Ngay sau đó bạn dùng một miếng khăn mềm lau sạch vỏ ngoài của máy. Yêu cầu thao tác nhẹ tay tránh nước bị chảy khắp nơi trong máy. Tránh dùng máy sấy tóc vì có thể làm nước bị đẩy sâu hơn bên trong. Không dùng giấy thấm vì nó có thể bám vào kẽ máy.
Tháo rời một số bộ phận của điện thoại
Sau khi đã lấy điện thoại của mình ra khỏi nước, bạn nên ngay lập tức tháo toàn bộ những phụ kiện có thể tháo ra được trên điện thoại như là thẻ nhớ, sim, pin hay ốp lưng. Để tránh tình trạng bị đọng nước. Cần lưu ý nếu máy không tháo được pin các bạn có thể tháo những thành phần khác như sim, thẻ nhớ trên máy rồi thao tác tiếp bước 3 chứ đừng cố gắng tháo pin ra nhé. Đối với 1 vài điện thoại phổ thông cho phép bạn tháo toàn bộ linh kiện ra. Nếu có đủ dụng cụ bạn có thể tháo rời từng linh kiện ra để làm khô. Tuy nhiên cách này không được áp dụng với Smartphone.
Tiến hành hút ẩm cho điện thoại dính nước
Tuy lau khô nước nhưng chưa chắc điện thoại của bạn đã hết nước nên việc tiếp theo là mang toàn bộ những bộ phận vừa tháo bỏ vào khu vực có thể hút ẩm. Thông thường nên bỏ vào gạo. Vì hạt gạo lớn, không bị lọt vào máy mà lại có thể hút ẩm (tuyệt đối không được bỏ vào bột). Để máy vùi trong gạo trong khoảng nửa ngày.
Sau nửa ngày vùi máy trong gạo, bạn tiếp tục để máy phơi nắng khoảng 1 đến 2h. Sau đó lại mang vùi lại trong gạo trong khoảng 3-5h. Nên thay gạo mới trong lần vùi này. Cách làm này có tác dụng hút nốt phần hơi nước bị bay hơi bám vào máy khi phơi nắng.
Sau khi đã làm các bước này xong, bạn thử bật máy lên. Nếu máy đã lên nguồn thì nhanh chóng sao lưu dữ liệu lại. Nếu máy chưa lên nguồn, tiếp tục thực hiện thao tác trên 1-2 lần nữa. Để đảm bảo là máy đã hết sạch nước. Sau đó bạn có thể tự tin cầm máy đến trung tâm bảo hành.
Kiểm tra bảo hành khi điện thoại dính nước
Có một cách là hãy kiểm tra vạch chỉ thị tiếp xúc chất lỏng LCI (liquid contact indicator) trong điện thoại. Đó là một nhãn dính màu trắng mà khi bị dính nước sẽ trở thành màu đỏ. Các hãng sản xuất dán nhãn LCI lên sản phẩm để dùng làm thử nghiệm giấy quỳ khi xét điều kiện bảo hành. Trong hầu hết các trường hợp, hãng sản xuất có thể từ chối không sửa chữa hay thay thế điện thoại cho bạn. Nếu nhãn LCI đã bị tác dụng đổi màu. Vị trí nhãn LCI khác nhau tùy loại điện thoại. Và các hãng sản xuất ngày nay thường dấu nhãn LCI này. Để khách hàng khỏi táy máy.
Trên đây là các bước cơ bản để sơ cứu chiếc điện thoại của bạn khi vào nước. Những trường hợp nước vào quá nặng, bạn không nên tự ý tháo lắp sửa ở nhà. Mà hãy mang tới trung tâm bảo hành gần nhất. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi hỗ trợ cho các bạn nhé. Để không bỏ lỡ nhiều thông tin về cách chăm sóc điện thoại. Cũng như những tin tức hữu ích khác. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ chúng tôi.